SWOT là gì? Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng mô hình SWOT

SWOT là gì? Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng mô hình SWOT

Ngày đăng: 12:02 AM 05/12/2023 - Lượt xem: 402

SWOT là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh và được sử dụng rộng rãi trong các chiến lược xây dựng dự án của doanh nghiệp. SWOT được viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Trong bài viết này, CareerBuilder sẽ giải thích ý nghĩa chi tiết  SWOT là gì và cách xây dựng/ áp dụng mô hình SWOT áp dụng công cụ này vào công việc.

 

Tìm hiểu về SWOT

SWOT là thuật ngữ chung chỉ các yếu tố cần có khi xây dựng chiến lược dự án cho doanh nghiệp hoặc tổ chức. Trước hết, bạn cần hiểu SWOT là gì? Chúng áp dụng cho lĩnh vực nào và có những lợi ích gì? Ngoài ra bạn cũng cần biết thêm về phân tích SWOT và những ai là người nên phân tích SWOT.

SWOT là gì? Nguồn gốc và lợi ích?

SWOT là gì?

SWOT là thuật ngữ được viết bởi 4 từ ngữ quen thuộc trong tiếng Anh, bao gồm: Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). SWOT còn được biết đến là chay mô hình dùng để phân tích kinh doanh phổ biến và thông dụng cho doanh nghiệp. Chúng giúp công ty có lối hoạch định đúng đắn và xây dựng các nền tảng phát triển vững mạnh hơn.

Cụ thể hơn, Strengths và Weakness được coi là những yếu tố nội bộ của công ty. Đây cũng là hai yếu tố mà tổ chức/công ty có thể thay đổi dựa trên sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và nhân viên. Trong đó, yếu tố nội bộ có thể hiểu là thương hiệu, hình ảnh, vị trí , đặc điểm và sứ mệnh.

Mặt khác, Opportunities và Threats là những yếu tố bên ngoài. Sở dĩ xem đây là các yếu tố bên ngoài bởi chúng không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được, cũng không phải muốn là có thể thay đổi được. 

Nguồn gốc và ích lợi của mô hình SWOT

Trong một thập kỷ kéo dài từ 1960 đến 1970,  mô hình SWOT chính là kết quả của một dự án nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học nổi tiếng Stanford (Mỹ) và  Albert Humphrey là người đã phát triển mô hình này. Trước khi đổi thành “SWOT”, mô hình này có tên gọi là SOFT - tên viết tắt của các từ: Satisfactory (sự thỏa mãn), Opportunity (cơ hội), Fault (lỗi ở hiện tại), Threat (nguy cơ trong tương lai).

Đến năm 1964, Albert đã giới thiệu mô hình SOFT với hai cộng sự là Urick và Orr tại Zurich (Thụy Sĩ). Ngay tại thời điểm đó, các ông đã cùng hội ý và quyết định đổi yếu tố Fault thành Weakness, do đó cái tên SOFT đã được đổi thành SWOT, mà cũng chính tại lúc này mô hình SWOT chính thức ra đời. Mãi cho đến năm 2004, mô hình SWOT mới được xem là hoàn thiện và bắt đầu ứng dụng nhiều trong các công ty. Dần dần, SWOT ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi chúng giúp các nhà lãnh đạo xác định đúng mục tiêu của tổ chức mà không cần sự trợ giúp từ các nguồn lực hay tổ tư vấn nào khác.

Không những vậy, mô hình SWOT còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình về nguồn lực hiện tại, đồng thời chỉ ra những lợi thế và hạn chế mà công ty đang gặp phải để kịp thời cải thiện. Song song với đó, SWOT còn giúp các tổ chức đánh giá được những nguy cơ gây tác động đến công ty từ bên ngoài, đồng thời nêu rõ những cơ hội mà doanh nghiệp hiện có hoặc sẽ có trong tương lai. Khi đã hình thành được “bức tranh” tổng quát, các nhà vận hành sẽ có những cơ sở và dữ liệu chắc chắn để lên chiến lược kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro trong tương lai.

SWOT Analysis (and TOWS Matrix) EXPLAINED with EXAMPLES | B2U

Tìm hiểu về khái niệm, nguồn gốc và lợi ích của SWOT

 

Phân tích SWOT là gì? 

Phân tích SWOT chính là hành động mà doanh nghiệp thực hiện phân tích cụ thể từng yếu tố trong mô hình này, bao gồm:

  • Strengths (điểm mạnh): những tiêu chí hoặc thế mạnh của doanh nghiệp/dự án đang sở hữu có lợi thế cạnh tranh cao so với các đối thủ khác.
  • Weakness (điểm yếu): những hạn chế mà doanh nghiệp đang có so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Opportunities (cơ hội): những nhân tố từ môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp có thể khai thác để tạo thành c cho công ty.
  • Threats (thách thức): những nhân tố từ môi trường gây tác động (ảnh hưởng) tiêu cực đến dự án/công ty.

SWOT áp dụng cho lĩnh vực nào?

Hiện nay, với sự phổ biến và thông dụng của mô hình SWOT mà bất kể công ty lớn/nhỏ hoặc các dự án đơn giản/phức tạp đều áp dụng ma trận này. Tuy nhiên, SWOT sẽ thực sự có hiệu quả cao khi bạn áp dụng trong các lĩnh vực:

  • Hoạch định chiến lược
  • Thảo luận và trình bày ý tưởng
  • Đưa ra quyết định cho dự án
  • Đầu tư vào thế mạnh
  • Giảm thiểu điểm yếu
  • Kiểm soát và xử lý các vấn đề cá nhân: cơ cấu lãnh đạo, nhân viên, tình hình về tài chính,...

Tổng quan về SWOT và những điều cần biết - Công Ty Cổ Phần Phát Triển ...

Thế nào là phân tích SWOT? 

 

Ai nên phân tích SWOT 

Như đã đề cập ở trên, mô hình SWOT rất thông dụng hầu hết ở mọi doanh nghiệp và dự án. Không những vậy, những ai muốn hiểu rõ hơn về bản thân cũng có thể sử dụng mô hình này. Vậy, những người nên phân tích SWOT chính là các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao cho kế hoạch của công ty hoặc dự án hay một cá nhân cụ thể (chỉ khi dùng SWOT phân tích cho chính mình).

 

Các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao và một cá nhân cụ thể nên ứng dụng mô hình SWOT

Các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao và một cá nhân cụ thể nên ứng dụng mô hình SWOT 

Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT

Ưu điểm: 

  • Miễn phí: đây là mô hình hoàn toàn do doanh nghiệp/tổ chức thực hiện. SWOT được đánh giá là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao.
  • Đưa ra kết luận quan trọng: SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá và định hướng đúng đắn dựa trên 4 yếu tố: Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).
  • Xây dựng ý tưởng mới: giúp doanh nghiệp xác định rõ thế mạnh và điểm yếu để cải thiện và phát triển. Đồng thời, SWOT chỉ ra những cơ hội mà công ty đã hoặc sẽ có và những thách thức cần phải đổi mặt.

Nhược điểm:

  • Kết quả chưa mang tính chuyên sâu: mô hình phân tích khá đơn giản, SWOT chỉ đưa ra những kết quả tổng quan mà không chỉ ra chi tiết của từng khía cạnh. Do đó, các doanh nghiệp chưa đủ cơ sở để đảm bảo đường lối hoạch định một cách cụ thể.
  • Cần ứng dụng thêm nhiều nghiên cứu bổ trợ khác: để “bù đắp” những tiêu chí cụ thể mà SWOT chưa thể mang lại.
  • Chủ quan trong lối phân tích: chưa đáp ứng được một phương pháp phân tích đầy đủ, điều này gây tác động đến công ty cùng với nguồn dữ liệu cần xác định lại đã đủ tin cậy hay chưa.

Những ưu và nhược điểm của SWOT

Ma trận SWOT là gì?

Ma trận SWOT là phương pháp được phát triển từ mô hình SWOT. Trong đó, ma trận này bao gồm các tiêu chí hoạch định:

  • Chiến lược S-O: tận dụng tối ưu nguồn lực từ bên ngoài để phát triển điểm mạnh của công ty/tổ chức.
  • Chiến lược W-O: cấn có kỹ thuật nắm bắt tốt các cơ hội bên ngoài, từ đó cải thiện và phát triển các điểm yếu.
  • Chiến lược S-T: dùng điểm mạnh hiện có của doanh nghiệp để hạn chế hoặc đối mặt với những thách thức trong tương lai.
  • Chiến lược W-T: nhận biết và khắc chế các điểm yếu để tránh những rủi ro cho công ty.

Mô hình ma trận SWOT

Mô hình ma trận SWOT

 

Hướng dẫn xây dựng ma trận SWOT

Để xây dựng một ma trận SWOT hiệu quả, bạn cần thực hiện đầy đủ những bước sau:

  • Bước 1 - Hoạch định ma trận SWOT: bạn cần thực hiện kẻ bảng với đầy đủ các yếu tố S, W, O, T và SO, WO, ST, WT và đưa các yếu tố này vào vị trí hợp lý. Với bảng chi tiết này, người dùng sẽ dễ nhìn và dễ điền hơn.
  • Bước 2 - Tìm hiểu, xây dựng và phát triển các thể mạnh: bạn cần nghiên cứu kỹ về yếu tố điểm mạnh và cơ hội trước khi điền vào bảng. Khi đã xác định đủ và đúng, sau khi điền vào bảng bạn sẽ dễ kết hợp hai yếu tố này trong ma trận hơn. Cụ thể hơn, bạn có thể hoạch định theo dạng cơ hội này giúp phát triển thế mạnh nào cho doanh nghiệp. Bước 1 còn được xem là bước xây dựng yếu tố SO
  • Bước 3 - Nhận định và chuyển biến rủi ro: đây là sự kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội, là bước thiết lập yếu tố WO. Ở bước này, bạn cần xác định rõ điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó tận dụng các cơ hội từ bên ngoài để cải thiện yếu tố này.
  • Bước 4 - Nhận biết và tận dụng các cơ hội: hai yếu tố điểm mạnh và thách thức sẽ phối hợp tại bước này, còn được gọi là yếu tố ST. Trong bước này, bạn cần xác định các điểm mạnh, từ đó xác định các thách thức mà doanh nghiệp cần vượt qua sẽ có thể dùng điểm mạnh nào để giải quyết.
  • Bước 5 - Loại trừ các mối “hiểm họa”: các mối lo ngại thường bắt đầu từ điểm yếu. Do đó, bạn cần xác định các mối tạo ra nguy cơ tác động đến công ty để nhằm cải thiện các điểm yếu này tránh cho chúng phát triển thêm.

Làm thế nào để xây dựng ma trận SWOT?

Làm thế nào để xây dựng ma trận SWOT?

 

Hướng dẫn lập ma trận SWOT của bản thân 

Ma trận SWOT không chỉ áp dụng riêng cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức, mà chúng còn được áp dụng cho chính cá nhân để hiểu hơn về mục tiêu và con người của mình. Để xây dựng ma trận SWOT cá nhân một cách chỉnh chu, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1 - hiểu rõ về bảng phân tích SWOT dành cho cá nhân: được thực hiện tương tự với 4 yếu tố: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Tuy nhiên, đây là SWOT dành cho cá nhân nên bạn sẽ ghi lại các yếu tố theo chính bản thân mình.
  • Bước 2 - phương pháp thực hiện bảng SWOT: bạn cần lập ra một bảng có đầy đủ 4 yếu tố trên và điền các thông tin tương ứng vào cả 4 ô tương ứng với mỗi yếu tố. Ngoài ra, bạn cũng cần suy xét từng yếu tố thật kỹ theo bản thân.
  • Bước 3 - tự đặt câu hỏi cho bản thân về từng yếu tố: điểm mạnh bao gồm các kỹ năng, kiến thức, lối tư duy, sáng tạo, thành tích, mối quan hệ,... Điểm yếu gồm các vấn đề bạn đang gặp trở ngại (đa phần là tính cách) và những thói quen xấu. Cơ hội gồm các thiết bị hỗ trợ, ước mơ, kiến thức bên ngoài bổ trợ cho sự phát triển. Thách thức gồm các yếu tố gây tác động đến quyết định và suy nghĩ cá nhân.

Cách xây dựng ma trận SWOT cho chính mình

Cách xây dựng ma trận SWOT cho chính mình

Facebook